👩‍🏫 “Teacher as Idol – Bức hình giảng viên là vũ khí lợi hại?”
=========
(👩‍🎓KINH NGHIỆM HỌC VÀ THI MÔN SBR TỪ CHỊ LƯU THỊ THÙY TRÂM, HỌC VIÊN IAP, PRIZE WINNER KỲ THI THÁNG 12/2021)
Link phần 1: https://bom.so/GmAeSm
">
Trang chủ » Tin tức » Tin IAP

[IAP] PHẦN 2 - TIPS ĐỂ PRIZE WINNER MÔN SBR – GIAI ĐOẠN ÔN THI

👩‍🏫 “Teacher as Idol – Bức hình giảng viên là vũ khí lợi hại?”
=========
(👩‍🎓KINH NGHIỆM HỌC VÀ THI MÔN SBR TỪ CHỊ LƯU THỊ THÙY TRÂM, HỌC VIÊN IAP, PRIZE WINNER KỲ THI THÁNG 12/2021)
Link phần 1: https://bom.so/GmAeSm
============
👉👉Techniques/tips giúp học dễ vô hơn và nhớ lâu hơn:
- Đọc to: lúc học nên đọc to lên (không to được thì cũng nên đọc lên) để não mình có tín hiệu record lại qua tai. Chỉ dùng mắt không hong đủ tải, tới lúc mắt mỏi thì tự động cũng lu mờ khả năng ghi nhớ luôn. Với đọc to ít buồn ngủ : ))
- Tự giảng lại cho mình: cái này cũng là một kỹ thuật hay để thấm nhuần tư tưởng cách mạng. Mình giảng được cho một đối tượng khác hiểu tức là mình đã rất hiểu vấn đề luôn rồi. Khi làm bài khó, nên tự giải thích lại cho mình hiểu tại sao làm vậy mà không làm khác.
- Summary: có nhiều cách summary tùy mỗi người. Mình thì có 2 cách là summary dạng sơ đồ và hình ảnh (vẽ vời linh tinh) cho dễ in vào đầu. Để ý lúc thi mình hay nhớ lại cái hình mình vẽ hơn là dàn chữ chi chít trong sách.
- Record: Hồi đó toàn bộ file trong app “Ghi âm” của mình nếu không phải là hát hò thì là bài học SBR :v. Mình thực hiện chiến lược tăng số lần lặp lại của kiến thức bằng cách: lần 1 đọc qua, lần 2 summary và học thuộc, lần 3 làm bài tập, lần 4 ghi âm, lần 5-6-7-n nghe lại ghi âm lúc đi tắm, sáng thức dậy, trước khi vào làm việc, lúc chờ đợi….. Những lúc nào rảnh rảnh được chút và não còn khỏe. Mỗi file ghi âm chỉ liên quan 1 topic hoặc 1 phần nhỏ (ví dụ treatment liên quan đến provision for restructuring, events after period end, các concepts/definitions..) dài tầm 2-5 phút, rất dễ nghe. Có thể nghe đi nghe lại đoạn nào khó nhớ. Cái này là phương pháp Space Repetition, dễ áp dụng và rất hiệu quả. Lưu ý nên ghi âm nguyên đoạn văn người ta viết/concept chính xác trong IFRS để mình ghi nhớ được câu họ viết làm sao, nhớ ý chính không thì lúc viết sẽ bị lúng túng.
- Sleep: Ngủ đủ giấc. Mình luôn cố gắng sắp xếp để không học quá 12h đêm, ngủ đủ ít nhất 6-7 tiếng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các nội dung vừa học được từ vùng lưu trữ thông tin ngắn hạn (hồi hải mã) vào kho lưu trữ thông tin dài hạn, thậm chí vĩnh viễn. Điều này tối quan trọng để khi vào thi mình có thể lôi lại các thông tin này. Nếu không ngủ đủ giấc, vùng hồi hải mã sẽ bị hạn chế dung nạp thêm thông tin vào ngày hôm sau, giảm năng suất học và gây mệt mỏi, khó để duy trì được việc học hàng ngày liên tục, làm thất thoát những gì đã học và không nhớ được lâu dài. Thức khuya dậy sớm cũng đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tim, phổi, tiêu hóa và mức độ sáng suốt. Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể cường tráng!
👉👉Techniques/tips giúp tăng cường sự tập trung và động lực học:
- Động lực học: Không phải mấy người đã pass là những người học không ngừng nghỉ không mệt mỏi thần thánh phương nào. Ai cũng nản, vì nội dung học rất nhiều rất dài. Động lực đâu để mỗi ngày đều ngồi vào bàn học thêm một (vài) phần? Cá nhân mình đã tìm đến những cách bên dưới:
+ Reason: Lý do vì sao mình lại học môn này và theo đuổi cái bằng này. Nếu đã quyết tâm theo đuổi, thì phải cố học cho được. Có những người vẫn pass at first try, nên không thỏa hiệp với bản thân mà ráng học làm sao để thi một lần thôi. Ngày xưa mình tự học thì không đủ tự tin để nói điều này, nhưng đi học có Cô bày hết rồi thì chỉ còn ôn nữa thôi, phải ráng. Nếu đã cố hết sức mà chưa pass thì cũng không nuối tiếc. Mà thường là nếu thật sự là đã “cố” “hết sức” thì sẽ pass đó. :)))
+ Make it available: Mình để sẵn sách vở dụng cụ trên bàn. Về nhà là thấy sách -> Dấu hiệu thúc đẩy chuyện phải học. Chứ cất vào tủ thì riêng nỗ lực lôi sách ra đã tiêu tốn không ít động lực rồi.
+ Motivation video: Trước khi học và trước mỗi buổi học mình đều coi video truyền động lực hết á. Không có ai làm video “Quyết tâm đậu ACCA” nên mình coi đỡ “Quyết tâm đậu đại học”!!! (mà cũng relevant lắm :v) và những video khác nữa để lên dây cót lại. Cho dù còn 1 tháng, nửa tháng. Cứ thử nỗ lực xem. Nửa tháng có cách học của nửa tháng : ))) Như audit, nếu có nhiều thời gian thì mình kiểm tra full scope, còn ít thời gian thì focus key areas, còn lại walkthrough 🙂
+ Target & Reward: Mình thích mua đồ, nên mình đặt mục tiêu kiểu nếu học được đúng 5 topics này trong vòng 3 ngày tới thì sẽ được phép mua 1 cái đồ gì đó từ tiền tiết kiệm. Hay là hôm nay học xong được phần khó và dài khủng khiếp này (như kiểu group accounting) thì được phép đi ăn một bữa thiệt ngon món mình siêu thích. Đam mê mãnh liệt sẽ khiến mình cố gắng hơn. 😛
+ Habit Contract: Để xây dựng thói quen học không bỏ bữa nào, mình làm một chiếc “Habit contract” với bạn cùng phòng. Ngày nào mình không học bài sẽ phải đưa liền tiền phạt cho bạn hoặc một hình phạt gì đó mà mình thấy rất khắc nghiệt. Hai đứa ký tên đàng hoàng và mình đã thực sự có cân nhắc về hình phạt của Hợp đồng này khi nghĩ tới chuyện bỏ học bài. : )))
+ Cô: Bí quyết nữa là hình Cô, mình cap được màn hình học Zoom hồi đó, có hình Cô thiệt bự, để vô 1 sheet trong file học. Lâu lâu học nản nản mở Cô ra coi. Nhớ lại hồi đó học Cô dạy nhiệt huyết sao, Cô mong học trò đậu sao, Cô thiết tha kêu học bài sao = ))) Để ráng ngồi học tiếp thay vì đi ngủ hay vọc điện thoại. = )))
- Focus: Rất dễ để mất tập trung khi học bài. Và mình có một số tips liên quan đến vụ này:
+ Điện thoại: Vứt ra xa giùm. Không để gần, chừng nào cần record thì vác lại record. Mình thường tắt thông báo hoặc chọn chế độ Không làm phiền khi học bài. Thỉnh thoảng mình không xạc để cho nó hết pin đi trước khi học bài.
+ Nhạc: Mình thường mở video lên động lực lúc bắt đầu học cho có tinh thần, sau đó thì mở nhạc nhẹ hoặc nhạc dạng brain food, cắm tai phone vào và học.
+ Không gian: Mình thích học ở quán café, mặc dù đông nhưng không ai đụng tới mình. Tự nhiên trong đám đông đó mình lại thấy tập trung. Tuy nhiên buổi tối thì mình học ở nhà, nên có một chiếc bàn một chiếc ghế phù hợp để học cũng rất quan trọng. Bonus là không hiểu sao học với đèn bàn giúp mình tập trung hơn, như kiểu ánh sáng nó khoanh lại một vùng hoặc nó gợi nhớ đến thời sinh viên bật đèn bàn chăm chỉ học, nên giờ cũng chăm chỉ. Biết đâu đấy : ))
+ Thời gian: Thường mình tập trung chủ yếu vào một khung giờ nhất định (10h-12h tối, 2h-4h chiều) hơn là các khung giờ khác. Mình sẽ chọn không gian và các yếu tố khác phù hợp nhất và học phần khó vào các khung giờ này để đảm bảo là học vô được.
+ Quay video: Có lần mình tự quay video mình đang học bài, giống như kiểu mấy cái “Study with me” trên Youtube. Một cách thần kì nào đó cái cảm giác quay phim lại làm mình ngoan ngoãn ngồi học hơn, bớt bị distract hơn nhiều.
==========================
to be continued...
(Kỳ 3: CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI THI KỊP THỜI GIAN VÀ LẤY ĐIỂM)
===========================
Thông tin khóa học FIA - ACCA:
IAP - Chia sẻ cơ hội, gặt hái thành công
Trung tâm đào tạo các chứng chỉ hành nghề Kế toán & Tài chính quốc tế (FIA - ACCA), tư vấn du học tiếng Anh, du học ĐH
Học tại 2 cơ sở:
177 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
56 Hoàng Diệu 2, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
☎️ (028) 6674 5626/ 0913.147.486
📧 info@iap.edu.vn
Tags: ,
Học viên đang làm việc tại: